Thí nghiệm Schiehallion
Thí nghiệm Schiehallion

Thí nghiệm Schiehallion

Tọa độ: 56°40′4″B 4°5′52″T / 56,66778°B 4,09778°T / 56.66778; -4.09778Thí nghiệm Schiehallion là một thí nghiệm ở thế kỷ 18 nhằm xác định khối lượng riêng trung bình của Trái Đất. Được tài trợ bởi Hội Hoàng gia Luân Đôn, thí nghiệm thực hiện vào mùa hè năm 1774 quanh ngọn núi Schiehallion, Perthshire của Scotland. Mục tiêu của nó là đo độ lệch rất nhỏ của con lắc dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn bởi quả núi gần đó. Schiehallion được đánh giá là một vị trí thích hợp sau một cuộc khảo sát các ngọn núi của Anh, nhờ sự đơn lập và hình dáng gần như đối xứng của nó. Một trong những nguyên nhân thực hiện thí nghiệm đó là có những ghi chú bất thường trong cuộc khảo sát ranh giới Mason–Dixon.Trước đấy thí nghiệm đã từng được đề xuất, nhưng bị Isaac Newton bác bỏ bởi vì dựa theo kết quả tính toán từ định luật vạn vật hấp dẫn độ lệch thu được sẽ rất nhỏ. Tuy nhiên, một đội các nhà khoa học, nổi bật là Nevil Maskelyne thuộc Hội Thiên văn Hoàng gia Luân Đôn, đã thuyết phục mọi người đó là hiệu ứng có thể đo được và thúc đẩy tiến hành thí nghiệm. Góc lệch của con lắc phụ thuộc tương đối vào mật độ và thể tích của Trái Đất cũng như ngọn núi: nếu mật độ và thể tích của núi Schiehallion có thể đánh giá được từ cuộc khảo sát trắc địa, thì ông có thể tính ra khối lượng riêng của Trái Đất. Một khi biết giá trị này, thì khối lượng riêng xấp xỉ của các hành tinh, các vệ tinh của chúng, và Mặt Trời mà trước đó chỉ biết dưới các tỉ số tương đối, sẽ có thể tính ra gần chính xác. Thêm một lợi ích khác, khái niệm đường đồng mức, dẫn ra một cách đơn giản từ quá trình khảo sát núi, về sau trở thành kỹ thuật tiêu chuẩn trong ngành bản đồ học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thí nghiệm Schiehallion http://www.countingthoughts.com/ct/wtw/notes.pdf http://www.countingthoughts.com/ct/wtw/schiehallio... http://books.google.com/?id=EUoLAAAAIAAJ http://books.google.com/?id=UNH_Y7ERFeoC&pg=PA146 http://books.google.com/?id=UNH_Y7ERFeoC&pg=PA153 http://books.google.com/?id=Uh8IAAAAQAAJ&pg=PA317 http://books.google.com/?id=whA9AAAAIAAJ&pg=PA50 http://www.ingentaconnect.com/content/geol/sjg/200... http://hess.metapress.com/content/k43q522gtt440172... http://adsabs.harvard.edu/abs/1775RSPT...65..495M